Logistics và Thương mại điện tử: Đồng hành cùng phát triển
Thứ Năm /  12/04/2018
Vào ngày 10/4, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế đã phối hợp tổ chức Hội thảo "Logistics và Thương mại điện tử: Đồng hành cùng phát triển". Chương trình diễn ra với sự góp mặt của nhiều diễn giả đến từ các Hiệp hội, Doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực Logistic và Thương mại điện tử.

Vào ngày 10/4, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế đã phối hợp tổ chức Hội thảo "Logistics và Thương mại điện tử: Đồng hành cùng phát triển". Chương trình diễn ra với sự góp mặt của nhiều diễn giả đến từ các Hiệp hội, Doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực Logistic và Thương mại điện tử.

Ông Trần Đình Toản, Phó tổng giám đốc Công ty OSB, đại diện của Alibaba tại Việt Nam cho biết: “Năm 2017, thị trường logistics toàn cầu đạt khoảng 9 nghìn tỷ USD, doanh thu đạt mức tăng trưởng hàng năm là 2,29%. Thị trường logistics toàn cầu dự báo tăng trưởng trung bình 6,54%/năm trong giai đoạn năm 2017-2020, và đạt 15,5 nghìn tỷ USD vào năm 2024, gần gấp đôi so với mức 8,2 nghìn tỷ USD vào năm 2016”. Thương mại điện tử đang và sẽ là nhân tố dẫn dắt chính sự phát triển của logistics toàn cầu trong thời gian tới.

 

Ông Trần Đình Toản, Phó Tổng Giám đốc Công ty OSB trả lời phỏng vấn báo chí tại sự kiện

Nâng cao hiệu quả dịch vụ Logistics nhằm hỗ trợ sự phát triển của Thương mại điện tử đang là yêu cầu cấp bách. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp Logistics và doanh nghiệp Thương mại điện tử phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô hoạt động còn chưa lớn, tính chuyên nghiệp chưa cao, và đặc biệt là chưa có sự liên kết chặt chẽ để phục vụ khách hàng.

Việc thiếu liên kết giữa doanh nghiệp Thương mại điện tử và doanh nghiệp Logistics là một điểm yếu của Thương mại điện tử Việt Nam, và cũng làm mất đi cơ hội của doanh nghiệp Logistics. Một số doanh nghiệp có tạo nên sự liên kết bước đầu, nhưng sự thiếu chuyên nghiệp, không đánh giá hết vai trò của công nghệ là nguyên nhân làm hiệu quả hợp tác chưa cao. 

Việc hiện đại hóa quản lý, trang thiết bị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là những mệnh lệnh sống còn đối với doanh nghiệp Logistics và doanh nghiệp Thương mại điện tử. Đồng thời các doanh nghiệp của cả 2 lĩnh vực này cần chủ động bắt tay với nhau, xác định tăng trưởng của doanh nghiệp này cũng là tăng trưởng của doanh nghiệp kia và ngược lại.

 

Tọa đàm tại sự kiện

Các cơ quan quản lý nhà nước cần tiến hành các hoạt động điều tra, khảo sát tiến tới có thống kê tin cậy về dịch vụ Logistics và Thương mại điện tử. Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật quy định về các điều kiện kinh doanh hai loại dịch vụ này cần có các dự báo về thị trường, các chính sách, biện pháp khuyến khích. Sự phối hợp giữa các Bộ ngành trong việc ban hành các chính sách và giải pháp khuyến khích sự phát triển của hai dịch vụ này có ý nghĩa quan trọng. 

Các hiệp hội liên quan tới Thương mại điện tử, Logistics cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại và chuyển phát ở địa phương cũng cần triển khai các hoạt động nhằm thúc đẩy sự liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp.

Cục Xuất nhập khẩu kỳ vọng bên cạnh hoạt động chuyên môn nhằm triển khai những mục tiêu cụ thể của kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Đây cũng là bước đi hướng đến sự phát triển của kinh tế số tại Việt Nam trong thời gian tới.

Biên tập OSB

VP Hà Nội

  • Hotline: 090.337.69.96

VP HCM

  • Hotline: 0937.186.996